Đức Giáo Hoàng Francis ở Đại Hàn Dân Quốc

Đức Giáo Hoàng Francis (phiên âm tiếng Việt là Phan-xi-cô) đã thực hiện chuyến thăm đầu tiên của các Đức Giáo Hoàng tới Á Châu trong vòng 15 năm qua, chuyến đi nầy nhằm kêu gọi hai miền Triều Tiên - Đại Hàn chấm dứt sự nghi ngờ và đối đầu nhau, cùng nhau đoàn kết là "một gia đình, một dân tộc". Ông Francis đã có 5 ngày tại nước Đại Hàn và gặp gỡ người dân ở đất nước có 5 triệu tín đồ Công giáo nầy. [23 tấm hình]

Đức Giáo Hoàng Francis và nữ Tổng thống Park Geun-hye của Đại Hàn đang ở một buổi lễ chào đón tại Nhà Xanh (là dinh và nơi làm việc của Tổng thống Đại Hàn) vào sáng ngày 14/8/2014 ở Seoul, Đại Hàn. (Kim Hong-Ji-Pool/Getty Images).
Đức Giáo Hoàng Francis và nữ Tổng thống Phác Cận Huệ của Đại Hàn đang ở một buổi lễ chào đón tại Nhà Xanh (là dinh và nơi làm việc của Tổng thống Đại Hàn) vào sáng ngày 14/8/2014 ở Seoul, Đại Hàn. (Kim Hong-Ji-Pool/Getty Images).

Siêu Mặt Trăng 2014

Đêm Chủ nhựt vừa rồi, 9/8/2014, những người ngắm nhìn bầu trời trên khắp thế giới đã được chiêm ngưỡng một cảnh tượng tuyệt đẹp của năm được gọi là "siêu trăng" - hiện tượng trăng tròn lớn nhất năm. Hôm qua, ngày 11 tháng 8, khoảng cách giữa Mặt Trăng và Trái Đất giảm xuống còn khoảng 357 000 km, trong khoa học gọi là cận điểm của hệ các thiên thể Trái Đất-Mặt Trăng-Mặt Trời (perigee-syzygy of the Earth-Moon-Sun system). Vì vậy, Mặt Trăng sẽ trông lớn hơn so với bình thường. Tuy nhiên sự khác biệt về kích thước không quá lớn nên những người quan sát bình thường sẽ khó nhận ra. Dù vậy, những nhiếp ảnh gia trên toàn thế giới đã hào hứng chụp lại được những khoảnh khắc đẹp trong sự kiện này. Sau đây là 21 bức ảnh tuyệt đẹp về siêu trăng năm nay. [21 tấm hình]

Siêu trăng mọc trên dãy núi Dolomiti ở Levico Terme gần thành phố Trento, phía nam Italy ngày 10 tháng 8, 2014.(Giuseppe Cacace/AFP/Getty Images).
Siêu trăng mọc trên dãy núi Dolomiti ở Levico Terme gần thành phố Trento, phía nam Italy ngày 10 tháng 8, 2014.(Giuseppe Cacace/AFP/Getty Images).

Động đất tàn phá huyện Lỗ Điện của Trung Quốc

Một trận động đất mạnh 6,1 độ richter đã xẩy ra ở tây nam Trung Quốc vào ngày Chủ Nhựt vừa qua làm gần 600 người ở huyện Lỗ Điện (Ludian) − một khu vực xa xôi của tỉnh Vân Nam (Yunnan) thiệt mạng, hàng ngàn tòa nhà nơi đây bao gồm cả trường học bị sụp đổ. Trận động đất nầy cũng làm bể nhiều bờ đê chận ven sông và làm dòng nước với lực cuốn mạnh tàn phá thêm vào thảm họa nơi đây. Hơn 10.000 binh lính và hàng trăm tình nguyện viên đã tới khu vực nầy nhằm tìm kiếm những người sống sót từ những đống đổ nát, nhưng sạt lở và mưa lớn vẫn cứ tiếp tục làm phức tạp hơn cho công tác cứu hộ. Ước tính có khoảng 80.000 căn nhà bị phá hủy và 124.000 căn nhà khác bị hư hại nghiêm trọng. [36 tấm hình]

Một người đờn ông đi giữa đống đổ nát của một tòa nhà bị sụp đổ sau khi trận động đất xẩy ra ở thị trấn Longtoushan của huyện Lỗ Điện, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc vào ngày 4/8/2014. (Reuters/Wong Campion).
Một người đờn ông đi giữa đống đổ nát của một tòa nhà bị sụp đổ sau khi trận động đất xẩy ra ở thị trấn Longtoushan của huyện Lỗ Điện, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc vào ngày 4/8/2014. (Reuters/Wong Campion).

Hình ảnh trong tuần : 26/7 - 1/8

Những hình ảnh nổi bật của tuần nầy gồm có một người máy đi bộ đường dài của người Canada, trận hỏa hoạn tại bến tàu ở Anh, đấu vật trên núi cao ở Thụy Sĩ, người lặn đầm lầy ở Ireland, cây cối mọc theo hình tròn ở Đức, và nhiều hình ảnh hơn nữa. [35 tấm hình]

Những người công nhân đi bộ trên một cầu thang xuống bãi đậu xe trong khi nước đang đổ như thác ở trên đầu trong khuôn viên Trường Đại học California, Los Angeles sau khi nước từ ống nước 30 inch bị bể gần Sunset Boulevard làm một vùng rộng lớn bị ngập lụt vào ngày 29/7 vừa qua. Ống nước 30 inch (75 cm) có tuổi thọ 93 tuổi nầy đã bị bể và tạo thành một dòng sông chảy xiết giữa lòng thành phố và tống vào khuôn viên trường hàng triệu gallon nước, bao gồm cả tầng lầu nổi tiếng của Pauley Pavilion, trung tâm Wooden và trung tâm Quần vợt Los Angeles gần đó cùng hai bãi đậu xe cũng bị chịu thiệt hại. (AP Photo/Mike Meadows).
Những người công nhân đi bộ trên một cầu thang xuống bãi đậu xe trong khi nước đang đổ như thác ở trên đầu trong khuôn viên Trường Đại học California, Los Angeles sau khi nước từ ống nước 30 inch bị bể gần Sunset Boulevard làm một vùng rộng lớn bị ngập lụt vào ngày 29/7 vừa qua. Ống nước 30 inch (75 cm) có tuổi thọ 93 tuổi nầy đã bị bể và tạo thành một dòng sông chảy xiết giữa lòng thành phố và tống vào khuôn viên trường hàng triệu gallon nước, bao gồm cả tầng lầu nổi tiếng của Pauley Pavilion, trung tâm Wooden và trung tâm Quần vợt Los Angeles gần đó cùng hai bãi đậu xe cũng bị chịu thiệt hại. (AP Photo/Mike Meadows).

Cuối tuần đẫm máu ở dải Gaza

Chủ Nhựt vừa qua là ngày đẫm máu nhứt trong cuộc chiến đang xẩy ra ở dải Gaza, kết thúc cuối tuần đẫm máu với hơn một trăm người Palestine thiệt mạng và 18 binh lính Israel khi quân Israel tiến vô Gaza. Israel hôm qua cho hay họ đã mở rộng các cuộc tấn công, và các tay súng Hamas vẫn tiếp tục nã pháo vô nhà nước Do Thái nầy với không có dấu hiệu của một bước tiến ngoại giao nhằm kết thúc cuộc chiến tồi tệ nhứt giữa Israel và Hamas trong suốt hai năm nay. Thời báo New York cho biết số người thiệt mạng ít nhứt là 425 kể từ khi cuộc tấn công trên không trung của Israel bắt đầu vào 8/7 vừa qua. Dưới đây là tập hợp những hình ảnh cuộc của xung đột nầy vài ngày gần đây. CẢNH BÁO : Nhiều hình trong bộ nầy là hình ảnh rất chân thật. [42 tấm hình]

Một phụ nữ Palestine bận quần áo dính máu của thân quyến của mình và khóc trong một nhà thương ở thành phố Gaza vào ngày 20/7 vừa qua, nhân viên y tế nói rằng người phụ nữ nầy đã bị thương trong cuộc pháo kích vừa rồi của quân Israel. (Reuters/Mohammed Salem).
Một phụ nữ Palestine bận quần áo dính máu của thân quyến của mình và khóc trong một nhà thương ở thành phố Gaza vào ngày 20/7 vừa qua, nhân viên y tế nói rằng người phụ nữ nầy đã bị thương trong cuộc pháo kích vừa rồi của quân Israel. (Reuters/Mohammed Salem).

Cơn bão Rammasun đổ bộ vô Phi Luật Tân

Cơn bão Rammasun, được đặt theo tên của một vị thần sấm sét, tấn công vô Phi Luật Tân vào ngày hôm qua, đây là cơn bão mạnh nhất đổ bộ vô nước nầy trong năm nay, nó làm lật đổ cây cối và đứt đường dây điện, gây lũ lụt và mất điện. Nhà chức trách Phi Luật Tân sơ tán gần 150.000 người rời khỏi nhà và đóng cửa thị trường tài chính, văn phòng chính phủ, các doanh nghiệp và trường học. Cư dân và các quan chức hiện nay đã bắt đầu dọn sạch các mảnh vỡ, kết nối lại điện và xây dựng lại nhà cửa bị san phẳng. Cơn bão này có tên địa phương là Glenda, đã giết chết ít nhất 38 người, với tám người khác vẫn còn đang mất tích, các quan chức cứu hộ cho biết. [26 tấm hình]

Thuyền đánh cá bị đánh vỡ bởi những cơn gió mạnh và mưa lớn gây ra bởi cơn bão Rammasun (tên địa phương là Glenda) khi nó đánh vào thị trấn Imus, Cavite phía tây nam Manila, ngày 16 tháng 7, năm 2014. Nhà chức trách Phi Luật Tân sơ tán gần 150.000 người rời khỏi nhà và đóng cửa thị trường tài chính, các văn phòng chính phủ, doanh nghiệp và trường học vào ngày thứ Tư khi cơn bão Rammasun tích tụ sức mạnh và đổ bộ vào thủ đô Manila. (Reuters/Erik De Castro).
Thuyền đánh cá bị đánh vỡ bởi những cơn gió mạnh và mưa lớn gây ra bởi cơn bão Rammasun (tên địa phương là Glenda) khi nó đánh vào thị trấn Imus, Cavite phía tây nam Manila, ngày 16 tháng 7, năm 2014. Nhà chức trách Phi Luật Tân sơ tán gần 150.000 người rời khỏi nhà và đóng cửa thị trường tài chính, các văn phòng chính phủ, doanh nghiệp và trường học vào ngày thứ Tư khi cơn bão Rammasun tích tụ sức mạnh và đổ bộ vào thủ đô Manila. (Reuters/Erik De Castro).

45 năm ngày con người lần đầu tiên đặt chân lên Mặt Trăng

Ngày 16/7 năm nay đánh dấu kỷ niệm 45 năm ngày con người lần đầu tiên đặt chân lên bề mặt của Mặt Trăng qua sứ mệnh Apollo 11 của NASA. Một năm đầy nỗ lực, các thử nghiệm nguy hiểm và những nhiệm vụ táo bạo đã dẫn tới cuộc đổ bộ thành công của con người lên Mặt Trăng - một sự kiện được truyền hình trực tiếp trên toàn thế giới và được chứng kiến bởi hàng triệu con người. Các phi hành gia Neil Armstrong, Michael Collins, và Buzz Aldrin đã rời khỏi Trái Đất vào ngày thứ tư rồi đáp xuống Mặt Trăng vào ngày Chúa Nhựt, họ đã dành hơn hai tiếng đồng hồ để đi bộ trên bề mặt thiên thể nầy và sau đó triển khai các thí nghiệm, thu thập các mẫu thử rồi hạ cánh an toàn ở Thái Bình Dương vào thứ năm kế tiếp sau cuộc hành trình không gian dài 8 ngày. Dưới nầy là bộ hình của sứ mệnh lịch sử đó, là "một bước nhẩy vọt của nhơn loại" vào 45 năm trước. [45 tấm hình]

Phi hành gia Buzz Aldrin đang đi bộ trên bề mặt Mặt Trăng gần module Lunar Eagle trong sứ mệnh Apollo 11 vào ngày 20/7/1969. Chỉ huy của đội bay là phi hành gia Neil Armstrong đã chụp tấm hình nầy với ống kính bề mặt Mặt Trăng 70mm. Trong khi hai nhà du hành Armstrong và Aldrin đang khám phá khu vực biển Tranquility của Mặt Trăng thì phi hành gia Michael Collins vẫn đang liên lạc trong quỹ đạo Mặt Trăng. (NASA).
Phi hành gia Buzz Aldrin đang đi bộ trên bề mặt Mặt Trăng gần module Lunar Eagle trong sứ mệnh Apollo 11 vào ngày 20/7/1969. Chỉ huy của đội bay là phi hành gia Neil Armstrong đã chụp tấm hình nầy với ống kính bề mặt Mặt Trăng 70mm. Trong khi hai nhà du hành Armstrong và Aldrin đang khám phá khu vực biển Tranquility của Mặt Trăng thì phi hành gia Michael Collins vẫn đang liên lạc trong quỹ đạo Mặt Trăng. (NASA).

Thế chiến thứ nhứt : Cuộc chiến trên biển

Cuộc chiến tranh ở Châu Âu đã trở thành một cỗ máy hủy diệt, tiêu thụ nguồn lực, trang thiết bị và con người ở mức tối đa. Các tàu tiếp tế từ những nước tham chiến và đồng minh băng qua Đại Tây Dương, thách thức những cuộc tấn công của tàu ngầm, mìn ngầm và không kích. Những chiến hạm xung đột với nhau từ Ấn Độ Dương cho tới Biển Bắc, tranh giành quyền kiểm soát các thuộc địa và cảng nội địa. Các công nghệ mới ra đời và được cải tiến như : tàu ngầm chiến, thân tàu ngụy trang và tàu thủy, máy bay vận chuyển siêu trọng. Hàng ngàn thủy thủ, binh lính, hành khách đã nằm dưới đáy biển. Nhân dịp kỷ niệm 100 năm, những bức ảnh về Chiến tranh Thế giới thứ nhứt sau đây được thu thập từ nhiều bộ sưu tập, một số lần đầu tiên được số hóa, để chuyện về những cuộc xung đột, những người bị cuốn vào nó và việc nó ảnh hưởng đến thế giới nhiều như thế nào. [45 tấm hình]

Tàu ngầm UB-148 của Đức trên biển, sau khi đầu hàng quân Đồng minh. UB-148, một loại tàu ngầm bờ biển, được xuống nước trong suốt mùa đông năm 1917 và 1918 ở Bremen, Đức, nhưng chưa bao giờ được đưa vào hoạt động trong Hạm đội Hoàng gia Đức. Nó đang hoàn thành việc chuẩn bị cho nhiệm vụ khi cuộc đình chiến ngày 11 tháng 11 kết thúc. Ngày 26 tháng 11, UB-148 được giao nộp cho nước Anh ở Harwich, Anh. Sau đó, khi hải quân Mỹ bày tỏ sự quan tâm khi đạt được một vài U-boats ban đầu dùng để phối hợp với Victory Bond drive, UB-148 là 1 trong 6 thuyền được phân cho mục đích đó. (US National Archives).
Tàu ngầm UB-148 của Đức trên biển, sau khi đầu hàng quân Đồng minh. UB-148, một loại tàu ngầm bờ biển, được xuống nước trong suốt mùa đông năm 1917 và 1918 ở Bremen, Đức, nhưng chưa bao giờ được đưa vào hoạt động trong Hạm đội Hoàng gia Đức. Nó đang hoàn thành việc chuẩn bị cho nhiệm vụ khi cuộc đình chiến ngày 11 tháng 11 kết thúc. Ngày 26 tháng 11, UB-148 được giao nộp cho nước Anh ở Harwich, Anh. Sau đó, khi hải quân Mỹ bày tỏ sự quan tâm khi đạt được một vài U-boats ban đầu dùng để phối hợp với Victory Bond drive, UB-148 là 1 trong 6 thuyền được phân cho mục đích đó. (US National Archives).